30/11/18

Cây chìa vôi là gì? Tác dụng và cách dùng

Cây chìa vôi là gì? Đặc điểm và phân bố


Cây chìa vôi là một trong những vị thảo dược đứng hàng đầu về chữa các bệnh liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên là một loại thảo dược mọc hoang dại rất nhiều ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết cây chìa vôi là cây gì, đặc điểm nhận biết và phân bố của chúng.

Cay-chia-voi
Cây chìa vôi hay còn gọi là dây đau xương

Cây chìa vôi còn gọi là: Dây đau xương, Bạch liễm, Bạch phấn đằng là một loài thực vật hai lá mầm trong họ Nho.

Đặc điểm cây chìa vôi:

Là cây dạng bụi leo, thân nhỏ, nhẵn, leo bằng tua cuốn dạng sợi. Dây có chiều dài trung bình từ 2 – 4m.

Lá đơn mọc cách, phiến lá có 2 dạng, ở gốc thì nguyên thùy, càng lên trên thì xẻ thùy sâu chân vịt, có từ 3 – 7 thùy, mép lá có răng cưa nhỏ.

Hoa mọc ở phía đối diện với lá, tràng hoa màu vàng nhạt.

Cây trưởng thành có phủ lớp phấn trắng ngoài thân như phấn vôi.

Phân bố: 

Cây chìa vôi mọc hoang ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi, trung du nơi ẩm ướt, ven suối. Ngoài Bắc, cây mọc nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình,...

Ngoài ra cây còn mọc ở các bờ rào, bụi rậm và được trồng ở một số tỉnh đồng bằng.

Thành phần hóa học:

Thân dây Chìa vôi chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ. Ngọn và lá non có nước 91,3%, protid 1,4%, glucid 5,4%, xơ 1,1%, tro 0,8%, caroten 1,5 mg%, vitamin C 45mg%.

Tác dụng Dây chìa vôi


Theo Đông y dây chìa vôi có vị chua, đắng, hơi the, tính mát, không độc và rất lành khi sử dụng. Cây có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến xương khớp, phong thấp, thoái hóa cột sống,...

Tác dụng cụ thể:

  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phòng trừ tê thấp, đau lưng mỏi gối.
  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
  • Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, giảm sưng, tiêu viêm.
  • Hỗ trợ điều trị rắn cắn.
  • Giúp lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau do chấn thương, bong gân, té ngã.


Cách dùng Dây chìa vôi


Là vị thuốc nam dùng để sắc nước uống hay ngâm rượu đều mang lại hiệu quả tốt. Dây chìa vôi sử dụng độc vị hay kết hợp với các vị thuốc nam khác cũng sẽ mang lại kết quả tích cực cho từng loại bệnh cụ thể.

Dùng độc vị:

Cây chìa vôi rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày.

Sử dụng 10 – 20g dây chìa vôi khô sắc uống trong ngày hoặc có thể đem ngâm rượu sử dụng dần.
Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cũng khá là hiệu quả trong điều trị cách bệnh về xương khớp, phong thấp, tê bì chân tay.

Kết hợp các vị thuốc nam khác:

Điều trị thoát vị đĩa đệm:

Nguyên liệu:

  • Dây chìa vôi: 30g
  • Cây cỏ xước: 20g
  • Dền gai: 20g
  • Tầm gửi: 20g
  • Cây cỏ ngươi: 20g
  • Lá lốt: 20g.


Chế biến và sử dụng: 

Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml chia 3 lần, uống sau bữa ăn 30 phút. Thuốc có vị đắng nhẹ và thơm, không có tác dụng phụ, ta có thể uống thay nước hàng ngày. Sử dụng bài thuốc trên liên tục trong 1 tháng là sẽ có hiệu quả.

Ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống:

Dây chìa vôi 50g, Đương quy 20g, Xuyên khung 10g, Ngưu tất 40g, Cẩu tích 20g. Tất cả các vị thuốc ngâm với 1 lít rượu ngon. Sau 1 tuần ngâm là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 20ml).

Kết luận


Dây chìa vôi là một thảo dược quý đối với người mắc những chứng bệnh về xương khớp, đặc biệt là những người cao tuổi. Tuy nhiên, có một loại thảo dược khác chữa bệnh xương khớp còn tốt hơn nhiều lần Dây chìa vôi đó là Cốt Toái Bổ. Cốt toái bổ là một thảo dược miền núi chuyên trị các bệnh về xương khớp, được đồng bào người Dao đỏ sử dụng từ ngàn năm nay.

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thảo dược chữa bệnh xương khớp tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

28/11/18

Cây An xoa là gì? Tác dụng và cách dùng

Cây An xoa là gì? Đặc điểm và phân bố


Cây An xoa là một loại thảo dược mọc hoang dại ở các khu vực miền núi. Được biết đến là một loại cây lành tính, không độc tố, có tác dụng làm mát gan và được người dân Campuchia sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Hinh-anh-cay-an-xoa
Hình ảnh cây an xoa

Đặc điểm của cây an xoa:

Là một loài cây mọc hoang dại, được biết đến với tên: Cây Dó lông, Thâu kén lông.

Tên khoa học Helicteres hirsuta Lour.

Cây Dó lông thuộc thân gỗ nhỏ, mọc thành cụm, chiều cao trung bình khoảng 1,5m. Dó lông là loài cây sống lâu năm có lá thuôn nhọn, gân nổi phía dưới mặt lá. Hoa có màu tím, quả có màu xanh và có lông vì vậy mới có tên gọi là Thâu kén lông.

Phân bố:

Cây an xoa mọc nhiều ở các vùng đồi núi tại Camphuchia, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam cây mọc nhiều ở các tỉnh: Bình Phước, Lâm Đồng và ở các tỉnh miền núi Phía Bắc như: Hòa Bình, Ninh Bình, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai...

Thành phần hóa học:

Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về cây thuốc này. Tuy nhiên, qua sơ bộ của các nghiên cứu gần đây, thành phần hóa học chính của An xoa là hoạt chất alcoloid (một chất kháng ung thư, ngăn chặn sự phát triển của khối U), chất flavonoid (có tác dụng chống oxy, bảo vệ tế bào gan), ngoài ra trong cây có một số chất enzyme và nhiều hoạt chất quý khác.

Tác dụng của cây An xoa


Là một thảo dược lành tính, vị dễ uống, có tác dụng làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Trong thành phần của cây có hoạt chất Alcoloid có khả năng ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính. Được ứng dụng trong các bài thuốc cổ truyền giúp điều trị bệnh sơ gan cổ trướng, viêm gan, ung thư gan...

Ngoài ra, nó còn có những tác dụng khác như: Chữa đau lưng, nhức mỏi cơ thể, đau xương khớp, mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng...

Đối tượng nên sử dụng cây An xoa:


  • Những người mắc bệnh gan, nóng gan, men gan cao, viêm ban B, C và cả bệnh ung thư gan.
  • Những người uống nhiều rượu bia, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ dẫn tới bệnh nóng gan.
  • Người mệt mỏi, đau lưng, đau xương khớp, da xanh xao.
  • Ngoài ra, những người thừa cân béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân cũng nên sử dụng cây an xoa.

Cách dùng cây An xoa hiệu quả


Dùng cây an xoa tốt nhất nên phơi khô, sao vàng hạ thổ. Khi sắc nước an xoa khô cần nhặt hết quả trước khi sử dụng. Nếu để cả quả sử dụng sẽ gây ngứa. Có thể kết hợp cây an xoa với một số cây thuốc nam khác như: Xáo tam phân, nấm lim xanh, lá mãng cầu xiêm để cho kết quả tốt nhất.

Hoa cây an xoa nên loại bỏ không dùng bởi hoa an xoa có nhiều lông nếu uống sẽ gây khó chịu và gây ho cho người sử dụng nó. Để phát huy dược tính của an xoa bạn cần sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng. Nếu dùng an xoa không sao vàng hạ thổ, bệnh nhân có hiện tượng đầy bụng khó tiêu.

Dùng độc vị an xoa Dùng độc vị an xoa cho bệnh nhân ung thư gan:

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là cả lá và thân cây. Cây thuốc chặt về bạn đem tách lá và cành nhỏ riêng, thân riêng. Lá cành nhỏ đem phơi khô, thân và cành lớn đem băm mỏng nhỏ sao vàng hạ thổ làm thuốc.

Thân và lá phơi khô 100g sắc với 1,5 lít nước. Sắc còn 800ml uống trong ngày. Nên uống vào thời điểm sau bữa ăn 20 phút.

Kết hợp với cây xạ đen để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư:

Cây an xoa sử dụng kết hợp với cây xạ đen khô, mỗi loại 50g. Hai vị trên sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 1 lít nước uống trong ngày.

Nước sắc an xoa có thể uống thay nước uống hàng ngày. Nếu bệnh nhân ăn uống kém, bạn nên sắc cạn nước còn 1 bát nước. Bệnh nhân uống thuốc sẽ dễ dàng hơn, không bị đầy bụng.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

26/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng cây xạ đen

Đặc điểm, phân bố cây xạ đen


Trong các thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư thì Xạ đen được nhắc đến như một vị thuốc đứng top đầu. Cây xạ đen hay còn được gọi: Cây bách giải, Bạch vạn hoa, Đồng triều, Dây ung thư....


Hinh-anh-cay-xa-den
Hình ảnh cây xạ đen

Đặc điểm:

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, dễ trồng.

Thân cây dạng dây dài 5 - 10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh.

Phiến lá hình bầu dục, thường có 7 – 8s cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm.

Hoa mọc thành chùm ở ngọn hoặc ở nách lá, dài 5 – 10 cm, cánh hoa màu trắng.

Quả nang hình trứng, dài cỡ 1,5 cm, chia thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng.

Ra hoa vào khoảng tháng 3 – tháng 5. Kết quả vào khoảng tháng 9 – tháng 12.

Phân bố:

Cây xạ đen được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan,....Cây mọc tự nhiên trong rừng thứ sinh, ở độ cao từ 1200 – 1500 m.

Cây xạ đen là một loài cây mọc hoang dại ở các khu vực miền núi như Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang...

Do khả năng thích ứng tốt với nhiều môi trường khác nhau vì vậy ngày nay cây xạ đen được trồng, phát triển phổ biến trên toàn quốc.

Thành phần hóa học:

Cây xạ đen có chứa hợp chất Flavonoid, Quinon. Flavonoid là một loại chất có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do. Hoạt chất Quinon làm cho các tế bào ung thư dễ dàng hóa lỏng, dễ tiêu. Sự kết hợp của Flavonoid và Quinon là sự kết hợp hoàn hảo tạo thành một lớp màng bảo vệ cơ thể trước sự xâm lấn của các tế bào bất lợi, cô lập và tiêu diệt tế bào ung thư, đào thải độc tố.

Tác dụng của cây xạ đen


Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố.

Một số tác dụng cụ thể:

  • Điều trị bệnh viêm gan, xơ gan hoặc men gan cao, gan nhiễm mỡ.
  • Chữa bệnh cao huyết áp.
  • Trị nóng gan, chức năng gan kém do uống nhiều bia, rượu.
  • Chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, thiếu máu.
  • Trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
  • Trị mụn nhọt, táo bón.
  • Dùng uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa bệnh ung thư.
  • Ngoài ra, chúng còn được sử dụng giúp tăng cường sức đề kháng và để hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư: Gan, vòm họng, dạ dày, phổi....

Cách dùng Cây xạ đen hiệu quả


Trong Đông y xạ đen thường được sử dụng bằng các phương pháp như: Sắc nước uống, ngâm rượu, làm cao, sao vàng tán bột nặn thành viên để uống, giã đắp lên vùng da bị tổn thương....

Y học hiện đại sẽ tinh chiết các dược chất trong cây xạ đen để làm thành phần trong các sản phẩm thuốc Tây y.

Cách sắc nước uống:

Lá xạ đen: 25g

Thân xạ đen: 50g

Lượng nước sử dụng: 1,5 Lít

Đun sôi nhỏ lửa trong thời gian 15 phút hoặc hãm như trà tươi trong thời gian 30 phút. Chắt nước uống hàng ngày, nên dùng nóng sẽ thơm ngon hơn.

Dùng xạ đen ngâm rượu:

Ngâm rượu cũng là một phương pháp khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao co người dùng. Rượu cây xạ đen không có tác dụng đối với những người bị bệnh về gan. Tuy xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan nhưng rượu lại cực kỳ kị dơ với gan vì vậy tránh trường hợp sử dụng bất kỳ loại rượu nào cho người bệnh gan.

Cách ngâm rất đơn giản là sử dụng thân cây xạ đen khô khoảng 1kg ngâm với 5 lít rượu nồng độ 40. Sau khi ngâm 1 tháng là có thể sử dụng được.

Sử dụng điều độ, ngày không quá 40ml sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng bệnh suy nhược thần kinh, máu nhiễm mỡ...

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

23/11/18

Đặc điểm, tác dụng và cách dùng nấm phục linh

Đặc điểm, phân bố nấm phục linh


Nấm phục linh chia làm 2 loại là phục linh thiên và phục linh thần, là một loại nấm trong họ Polyporaceae. Phục linh thiên cực quý hiếm, có tác dụng mạnh gấp nhiều lần nhân sâm triều tiên vì vậy có lúc giá thành của nó còn cao hơn cả vàng ròng.

Hinh-anh-nam-phuc-linh
Hình ảnh nấm phục linh

Phục linh thần là loại nấm phục linh mọc từ rễ một loại cây họ thông tên gọi là cây vân sam.

Phục linh thiên là loại nấm phục linh mọc ra từ ngọn cây vân sam (Loại này cực kỳ hiếm, có tiền chưa chắc đã mua được).

Đặc điểm:

Nấm phục linh có tên khoa học Poria cocos Wolf, thuộc họ nấm lỗ. Nấm có nhiều hình thù khác nhau như: Hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt....Đường kính từ 10 – 25cm tùy theo từng cây nấm, cây to nhất nặng khoảng 4 – 5kg.

Mặt ngoài lồi lõm, có nhiều vết nhăn, có màu nâu hoặc trắng xám. Là loại nấm không mùi, vị nhạt.

Phân bố:

Được tìm thấy ở khu vực dãy trong những khu rừng già, rừng nguyên sinh thuộc dãy núi Hoàng liên sơn và một số nơi ở tỉnh Yên Bái, Mù Căng Chải...

Thành phần hóa học:

Nghiên cứu gần đây cho thấy Nấm phục linh chứa các thành phần như: Pachymoza, fructoza, glucoza và 3 loại axit amin quý gồm Axit pachimic, axit eburicoic, axit 3p- hydroxylanosta-7,9 (Theo tạp chí dược học Nhật Bản).

Phục linh thiên chứa Polysacchrid gọi là β-pachyman. Trong một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, Polysacchrid có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Phục linh thiên được đánh giá là có hiệu quả chữa bệnh gấp nhiều lần so với Sâm cao ly của Triều Tiên.

Tác dụng của Nấm phục linh


Nấm phục linh có vị nhạt, tính bình tác động đến 5 kinh: Tâm, phế, tỳ, vị, thận. Dược chất Polysacchrid trong phục linh thiên có tác dụng ngăn ngừa và ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra nấm phục linh còn có những tác dụng như:

  • Giúp lợi tiểu, tiêu độc, điều trị phù thũng
  • Tác dụng phục hồi sức khỏe
  • Chữa bệnh nám da, tàn nhang
  • Điều trị yếu tim, chữa yếu tim, hay hồi hộp, giảm trí nhớ
  • Điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, kém ăn, mệt mỏi

Cách dùng Nấm phục linh


Phục linh thiên có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, di mộng tinh, chữa suy nhược, phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, ức chế sự phát triển của các khối u. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên. Nấm phục linh thiên có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để tạo thành các bài thuốc chữa bệnh.

Điều trị bệnh ung thư:

Nấm phục linh thiên vẫn còn tươi, dùng dao thái 1 lớp mỏng, cho người bệnh ngậm trong miệng đến khi nào miếng nấm tan mềm hết vị thì nuốt. Mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 lần, mỗi lần 1 miếng sẽ giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Trị yếu tim, chữa yếu tim, hay hồi hộp, giảm trí nhớ:

Phục linh thiên, bạch truật, hoàng kỳ mỗi vị 12g

Đương quy, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 8g

Viễn chí, táo nhân sao, cam thảo nướng mỗi thứ 4g

Mộc hương 2g.

Tán thành bột mịn, luyện với mật ong thành viên. Ngày dùng hai lần, mỗi lần 20g. Có thể sắc uống hàng ngày.

Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, kém ăn, mệt mỏi:

Phục linh thiên, long nhãn, đẳng sâm, hạt sen, đại táo mỗi vị 10g

Viễn chí, táo nhân, thạch xương bồ mỗi vị 8g.

Tất cả đem phơi khô, tán thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi ngày dùng 12 – 20g sẽ giúp ăn ngủ tốt, giảm suy nhược thần kinh.

Chữa phù thũng, bụng trướng, chân tay nề:

Chuẩn bị phục linh thiên, trần bì, vỏ rễ dâu, vỏ quả cau, vỏ gừng, mỗi vị 10g.

Tất cả thái mỏng, phơi khô, sắc với 400 ml nước, đến khi còn 100 ml thì bắc ra uống.

Mỗi ngày uống hai lần sẽ giúp chữa phù thũng, trướng bụng.

Ngoài ra có để đem nấm phục linh ngâm rượu để sử dụng cũng mang lại những hiệu quả tuyệt vời đến sức khỏe.

Tuy nhiên sử dụng rượu nấm phục linh phải đúng liều lượng, mỗi bữa không quá 20ml, ngày không quá 2 lần sử dụng. Sử dụng quá liều sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

21/11/18

Tác dụng và cách dùng sâm đương quy hiệu quả

Tác dụng của sâm đương quy


Sâm đương quy có nhiều tác dụng như: Bổ khí huyết, chữa các chứng do huyết ứ, huyết hư. Trị các chứng đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, phụ nữ đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, sa tử cung, trĩ xuất huyết, tiêu hóa kém, nhuận tràng....

Sam-duong-quy
Hình ảnh củ sâm đương quy quý hiếm

Sâm đương quy còn được mệnh danh là “Nhân sâm của phái đẹp”, nó có tác dụng rất tốt cho phụ nữ như làm đẹp, trị mụn, giúp săn chắc làn da và đặc biệt tốt cho chị em trong những ngày mệt mỏi của kì kinh nguyệt.

Theo Đông y, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, dưỡng huyết, giúp tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa làn da, trẻ hóa cơ thể.

Một số tác dụng cụ thể:

  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản, đương quy được dùng điều trị kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, đau kinh, bế kinh, sa tử cung, chảy máu, phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói đầu, thiếu máu, lao phổi, tăng huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm. 
  • Trị các chứng bệnh xương khớp, tê bì chân tay, đau do ứ máu, chấn thương…
  • Hỗ trợ điều trị trong các chứng bệnh mạch vành, cao huyết áp, ung thư
  • Làm đẹp da cho chị em phụ nữ.

Cách sử dụng sâm đương quy hiệu quả


Chế biến sâm đương quy làm món ăn:

Gà chưng đương quy: Bổ huyết, nhuận tràng, trị đau nhức xương khớp

Nguyên liệu: 

  • Gà ta ngon hoặc gà chạy đồi, núi càng tuyệt vời hơn.
  • Đương quy tươi thái mỏng (Sử dụng bao nhiêu thì thái ngần ấy).
  • Gừng ta 1đến 2 củ.
  • Dầu mè 1 thìa.
  • Rượu trắng ngon 1 cốc nhỏ.
  • Nước sạch đun sôi 2 cốc.


Chế biến:

Gà cắt từng miếng nhỏ vừa ăn, rửa sạch, ướp muối, cho vào thố.

Gừng xắt lát cho vào xào chín với dầu mè. Sau đó cho tất cả vào thố thịt gà cùng với Đương quy tươi cũng đã xắt lát.

Cho rượu trắng, nước đun sôi vào thố có chứa các nguyên liệu trên đem đi chưng cách thủy độ nửa giờ, phải trông coi cẩn thận kẻo lửa to quá lại cháy cả nồi. Đương quy được chưng đủ lửa sẽ có mùi thơm ngát.

Ngoài chưng với thịt gà, thịt bò, thịt dê, thịt heo, ai kiêng thịt hay ăn chay, có thể dùng đậu phụ, các thứ nấm và các thứ đậu khác tùy thích để thay thế.

Canh đương quy đuôi bò: Dưỡng tâm, ích thận, cường gân tráng cốt, phù hợp với những người thận hư đau lưng, liệt dương, yếu sinh lý.

Nguyên liệu:

  • Đuôi bò 1 cái.
  • Đương quy 200 – 250gram.


Chế biến:

Rửa sạch sâm đương quy, đuôi bò cạo sạch lông sau đó mang đi rửa sạch, chặt đoạn nhỏ, nấu cùng với đương quy, nấu đến khi đuôi bò gần mềm thì cho Đương quy vào hầm đến khi chín nhừ, nêm gia vị vừa miệng thì mang ra sử dụng. Canh đuôi bò rất tốt, sử dụng cả phần canh và phần đuôi bò sẽ mang lại tác dụng tuyệt vời.

Thịt dê nấu đương quy: Trị chứng đau bụng sau sinh, bổ huyết, ôn trung, an thần và giúp phục hồi sức khỏe tuyệt vời

Nguyên liệu:

  • Thịt dê 500g
  • Đương quy tươi 100g
  • Rượu gạo 1 chén nhỏ


Chế biến:

Thịt dê luộc trong nước sôi để loại sạch mùi tanh, rửa lại để ráo. Gừng rửa sạch, dùng lưỡi dao đập dập rồi thái lát, Đương quy rửa sạch để ráo.

Cho thịt dê, đương quy, gừng vào thố, đổ ngập nước, đun sôi bùng lên rồi hạ lửa nấu tiếp khoảng 40 phút.

Nêm muối, rượu gạo và gia vị, chờ thấm đều là được.

Tìm hiểu về Sâm đương quy


Sâm đương quy còn được biết đến với nhiều cái tên: Tần quy, Tần hoàng quỳ, Sâm quy đá.... Là một loại cây thuộc họ nhân sâm, giá trị cao về mặt dinh dưỡng nhưng có giá thấp hơn nhiều lần so với các loại nhân sâm khác.

Trong Đông y Sâm Quy đá được mệnh danh là “Nhân sâm của phụ nữ” loại sâm này đứng đầu trong các thảo dược về làm đẹp.

Đặc điểm:

Đương quy là loại cây thân thảo sống nhiều năm, cao từ 40 - 80cm. Rễ rất phát triểnvới chiều dài khoảng 20cm. Đường kính của dễ khoảng 0,3 – 3,5 cm có màu nâu nhạt và có nhiều nếp nhăn dọc theo thân rễ.

Rễ dài gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 - 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 - 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu.

Thân hình trụ, màu tím có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần, cuống dài 5 - 10cm, có bẹ to ôm thân, lá chét phía dưới có cuống dài, các lá chét ở ngọn không cuống.

Cụm hoa của cây bao gồm các tán nhỏ tỏa đều ra dạng hình cầu. Cụm hoa tán kép gồm 12 - 36 tán nhỏ dài ngắn không đều, hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt, đây là loại cây khá dễ để nhận biết với hoa nở thành chúng giống như những bông pháo hoa.

Phân bố:

Sâm đương quy là loài cây phát triển ở vùng núi cao trên 1500, nơi khí hậu ẩm mát.

Đa số được tìm thấy ở các tỉnh ở phía Tây Bắc như: Sapa (Lào Cai), Mù Cang Chải ( Yên Bái ), Vân Hồ ( Sơn La ), Tủa Chùa ( Điện Biên ), Tam Đường ( Lai Châu ) và các tỉnh khu vực Tây Nguyên như: Ngọc Lĩnh ( Kontum ), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).

Thành phần hóa học:

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, cây Sâm đương quy có chứa chất Collagen Teana C1, đây là 1 chất cực kỳ quan trọng giúp tăng cường hoạt huyết, sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, làm gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể cũng như giúp cho da và các tế bào khỏe mạnh.

Ngoài ra nó còn chứa nhiều hợp chất quý như:

Ligustilid trong tinh dầu có tác dụng: Làm tăng tuần hoàn máu.

N-butylphtalid có tác dụng: Chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính.

Polycacharid có tác dụng: Tăng cường miễn dịch và ức chế khối u.

Coumarin có tác dụng: Hoạt huyết.

Phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp.

Acid hữu cơ ferulic có tác dụng: Ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

16/11/18

Những cách sử dụng nấm linh chi sừng hươu hiệu quả nhất

Những cách sử dụng nấm linh chi sừng hươu hiệu quả nhất


Nấm linh chi sừng hươu là một trong những thảo dược quý hiếm và có nhiều công dụng tuyệt vời đến sức khỏe con người. Ở Việt Nam nấm sừng hươu chỉ được tìm thấy ở một số ít khu vực vùng núi phía Bắc. Trong các loại thì nấm sừng hươu Hàn Quốc được cho là có nhiều tác dụng hữu ích hơn cả.

Tôi cũng đã từng viết bài “Nấm linh chi sừng hươu có tác dụng gì” để nói về loại nấm linh chi đặc biệt này. Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ một phần quan trọng nữa đó là cách sử dụng. Tác dụng thì đã được các công trình khoa học chứng minh, tuy nhiên phải sử dụng đúng cách thì mới đem lại hiệu quả cao nhất và tận dụng tối đa dược tính của nấm sừng hươu.


Cach-su-dung-nam-linh-chi-sung-huou
Cách sử dụng nấm linh chi sừng hươu hiệu quả

Cách 1: Thái lát để sắc nước uống

Đun nước đầu: Lấy 50g linh chi sừng hươu cho vào ấm đun sôi cùng với 1 lít nước, sau khi sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp, hãm trong vòng 5 phút rồi tiếp tục đun thêm 30 phút với lửa nhỏ cho nước còn khoảng 800cc thì lấy nước đầu.

Đun nước 2 và nước 3: Sau khi đun xong nước đầu, hãy tiếp tục cắt lát linh chi thành lát nhỏ khoảng 1cm rồi đổ thêm 1 lít nước vào đun như nước đầu để mỗi lần lấy được 800cc nước.

Cho nước đầu cùng với nước 2 và 3 vào chung rồi bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày dùng 2 hoặc 3 lần, mỗi lần dùng từ 80 – 120ml.

Với 50g nấm linh chi, chúng ta có thể dùng cho 10 người.

Phần bã linh chi sau khi đun có thể phơi khô, đun nước để tắm giúp làm đẹp da và tóc.

Cách 2: Nghiền thành bột để sắc nước

Lấy linh chi sừng hươu đã nghiền thành bột sau đó cho vào tách trà hãm với nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả nước và bã. Nấm linh chi không tan nên hơi khó uống nhưng  theo các nhà khoa học thì đây lại là cách sử dụng tốt nhất. (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên).

Cách 3: Ngâm rượu

Nấm linh chi khô thái lát hoặc để nguyên chiếc đem ngâm với rượu nếp ngon trong vòng 3 tuần. Mỗi ngày uống 1 – 2 chén vào buổi tối.

Cách 4: Uống thay thế nước

Cho nấm linh chi sừng hươu thái lát mỏng vào phích nước sôi hãm trong 1 giờ rồi uống dần trong ngày thay thế nước để thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Cách 5: Nấu canh súp bằng nấm linh chi

Nấm Linh Chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn hằng ngày bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu

Cách 6: Dùng nấm linh chi để làm đẹp cho da

Nấm Linh Chi nghiền nhỏ rồi trộn đều với mật ong làm mặt nạ dưỡng da, bã Linh Chi có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào, trắng sáng.

Cách 7: Ngoài ra Nấm linh chi có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh

Điều trị chữa viêm gan, mật: Cho thêm Nhân trần hoặc Actiso

Điều dưỡng cơ thể: Cho thêm Nhân sâm, Tam thất

Chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, ngân hoa.

Liều dùng: Ngày uống 4 – 8 viên chia làm 2 lần, uống cùng hoặc sau khi ăn đều được.

Tác dụng của nấm sừng hươu


Nhân tiện đây tôi cũng xin nói qua một chút về một số tác dụng tục thể của nấm linh chi sừng hươu để các bạn hiểu rõ hơn về loại nấm quý này.

  1. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị và làm giảm tác hại của các tác nhân ung thư
  2. Nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa được nhiều loại bệnh thông thường
  3. Giảm cholesterol, chống xơ cứng thành động mạch.
  4. Ổn định đường huyết, trợ giúp quá trình tạo glycogen, tăng cường oxy hóa axit béo,
  5. Làm giảm quá trình oxi hóa, ngăn ngừa nếp nhăn
  6. Khôi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, hoặc sau các ca mổ.  
  7. Đối với người già và người lớn tuổi: Loại bỏ triệu chứng hay đi tiểu đêm, đem lại trí nhớ tốt, tăng thính lực, hỗ trợ tốt cho người hay bị rối loạn tiền đình.
  8. Tốt cho người suy nhược cơ thể, kén ăn, da khô sần ở đàn ông, tóc mọc ít, khó tiêu hóa, nám da ở phụ nữ… và điều trị các bệnh của phụ ở thời kỳ mãn kinh.
  9. Giúp làm ổn định huyết áp ở người thấp huyết áp và cao huyết áp và làm giảm cholesterol sau 2 tháng sử dụng.
  10. Giúp thải độc, mát gan, chống ngộ độc chì, kim loại nặng và ngăn ngừa dị ứng.
  11. Làm đẹp da ở phụ nữ, ngăn ngừa béo phì… Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, làm da dẻ hồng hào tràn đầy sức sống, ngăn ngừa các bệnh ngoài da như mụn nhọt và dị ứng…

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

14/11/18

Cách sử dụng lá khôi tía chữa bệnh hiệu quả

Cách sử dụng lá khô tía


Lá khôi tía là một thảo dược có vị chua, tính hàn có tác dụng bình can, giảm can khí uất (Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh dạ dày). Trong Đông y có rất nhiều cách sử dụng lá khôi tía chữa bệnh hiệu quả, có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.

Cach-su-dung-cay-khoi-tia
Cách sử dụng cây khôi tía chữa bệnh dạ dày cực hiệu quả

Dưới đây là một số cách sử dụng lá khôi tía chữa bệnh:

Cách 1: Sử dụng độc vị

Lá khôi tía rửa sạch phơi khô, mỗi ngày sử dụng 40 – 80g, sắc nước uống chữa đau bụng, giúp trung hòa dịch vị và lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Cách 2: Kết hợp các vị thuốc khác

Bài thuốc 1:

  • Lá khôi tía: 60g
  • Lá khổ sâm: 12g
  • Bồ công anh: 40g
  • Nước sạch: 1,5 lít

Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi sắc trong 30 phút. Sử dụng làm 3 lần trong ngày và dùng trước lúc ăn cơm 30 phút. Nên uống nóng vào buổi sáng sẽ giúp diệt vi khuẩn HP hiệu quả nhất (Loại vi khuẩn gây nên chứng bệnh viêm loét dạ dày).

Bài thuốc 2: 

  • Lá khôi tía: 10g
  • Nhân trần: 12g
  • Bồ công anh: 10g
  • Chút chít: 10g
  • Lá khổ sâm: 12g

Tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột, mỗi ngày sử dụng 30g với nước sôi để nguội.

Bài thuốc 3:

  • Lá khôi tía: 25g
  • Ô tặc cốt: 15g
  • Thảo quyết minh: 20g
  • Mẫu lệ: 20g

Mang tất cả các vị thuốc bên trên đi sao vàng hạ thổ rồi tán thành bột mịn, trộn đều, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 muỗng nhỏ cafe.

Tác dụng: 3 bài thuốc trên dùng để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đầy bụng chướng hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị.

Bài thuốc 4: 

Lá khôi tía dùng với lá Vối, lá Hòe nấu nước tắm hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.

Bài thuốc 5:

Đồng bào người Dao đỏ dùng rễ cây khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết hoặc dùng sắc uống điều trị kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

Cây khôi tía là gì


Cây khôi tía hay còn gọi là độc lực, đơn tướng quân, lá khôi, cây khôi nhung có tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitard, họ Đơn nem (Myrsinaceae). Đây là loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, mọc dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh ở độ cao từ 400 đến 1000 m.

Đặc điểm:

Cây khôi tía là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cây cao khoảng 1,5 - 2m, có thân mảnh, nhẵn, ít phân nhánh, có nhiều vết sẹo màu xám do lá rụng để lại. Lá thường tập trung ở ngọn, mọc so le, dài 15 - 30 cm, rộng 6 - 8cm, mép lá có khía răng nhỏ, cả hai mặt lá thường có lông mịn như nhung (nên mới được gọi là khôi nhung). Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 8 - 15cm, hoa màu hồng tím. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ. Cây thường ra hoa vào tháng 5 - 7, mùa quả chín khoảng tháng 8 - 10.

Phân bố:

Cây khôi tía được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh miền núi nước ta như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình...

Thành phần hóa học:

Thành phần hoá học chính là Tanin và Glucosid.

Công dụng


Tanin và glucosid có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Vì vậy mà lá khôi tía được ứng dụng trong điều trị dạ dày tá tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng...

Kết luận


Hiện nay trong các sản phẩm thảo dược thì Cây khôi tía là sản phẩm chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất. Đặc biệt trong quá trình sử dụng lá khôi tía không xảy ra bất kì tác dụng phụ nào.

Mọi thông tin về các sản phẩm thảo dược miền núi chất lượng cao, uy tín, đảm bảo, mời quý bạn đọc liên hệ đến địa chỉ bên dưới.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


12/11/18

Cây mật gấu chữa bệnh gì ?

Cây mật gấu chữa bệnh gì ?


Những năm gần đây dân ta rộ lên một trào lưu trồng cây mật gấu để lấy lá và thân sử dụng làm thuốc. Người ta truyền tai nhau rằng sử dụng cây mật gấu sẽ chữa được rất là nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư về những tác dụng đó như thế nào? Cây mật gấu có tác dụng chữa bệnh thật không? Thực sự nó tốt thì tác dụng của nó là chữa bệnh gì? Hàng trăm câu hỏi về loại cây này trên mạng internet và khi gõ tìm kiếm thì có hàng triệu kết quả trả về. Nhưng đâu mới là câu trả lời đầy đủ và xác đáng nhất cho những thắc mắc của bạn đọc.

Hôm nay, bằng kiến thức Đông y của mình về những sản phẩm thảo dược, tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho quý bạn đọc.

Cây mật gấu là gì


Cây mật gấu là một loại thảo mộc thân gỗ có nhiều tên gọi khác nhau như: Cây lá đắng, hoàng liên ô rô, mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo…

Cay-mat-gau
Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng

Đặc điểm nhận biết:

Cây mật gấu thuộc họ thân gỗ và có thể cao đến hơn 10m. Lá cây có hình kép lông chim, dài khoảng 50cm và có khoảng 4 – 10 cặp đính ở 2 bên. Hai bên mép lá có hình dạng răng cưa, tuy nhiên chỉ hơi lăn tăn một chút thôi.

Sở dĩ loại cây này được gọi là cây lá đắng là bởi lá cây có vị đắng đặc trưng, đôi khi là cả vị hơi chát. Lá của loài cây này thường mọc trực tiếp từ thân với phần cuống lá tương đối dài và mép lá được cấu tạo theo hình răng cưa.

Lá đắng là loài cây sống lâu năm, thường mọc theo bụi, khóm. Ở một số nơi, lá của cây này được sử dụng như một loại lá rau ăn, đặc biệt là dùng để nấu canh, nấu súp…

Phân bố:

Với đặc tính sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau nên lá đắng được trồng ở rất nhiều nơi. Trên khắp lãnh thổ Việt Nam, đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp loài cây này, bởi những công dụng của nó mà rất nhiều người đã nhân giống để bán. Nhiều người trồng cây lá đắng cho biết họ có thể vừa sử dụng nó để làm thuốc vừa để làm cảnh.

Tác dụng của cây mật gấu


Cây mật gấu không những chỉ có thể sử dụng lá làm món ăn, làm thuốc mà rễ và thân chúng ta cũng có thể phơi khô ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Những hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá mật gấu có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá mật gấu còn dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Những tác dụng cụ thể của cây mật gấu:

  • Tẩy độc cho cơ thể, bảo vệ gan.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường
  • Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tả lỵ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá.
  • Chống sốt rét vì chất đắng trong lá có thể thay thế cho quinin.
  • Chữa đau họng, ho, trừ đờm, chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.

Kết luận

Trên đây là những tác dụng chữa bệnh của cây mật gấu. Tuy nhiên còn một loại thảo dược nữa cũng được gọi với cái tên là cây "Lá đắng", tuy nhiên tác dụng của nó khác với cây mật gấu, vì vậy khi mua sản phẩm các bạn nên hỏi rõ người bán hàng. Đôi khi vì sự nhầm lẫn giữa các loại thảo dược mà người bán hàng lại bán nhầm loại thảo dược cho các bạn thì thật là nguy hiểm.

Để tham khảo những sản phẩm thảo dược miền núi chất lượng, uy tín và đảm bảo các bạn tham khảo địa chỉ liên hệ bên dưới.


Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

9/11/18

Nấm linh chi sừng hươu có tác dụng gì

Nấm linh chi sừng hươu có tác dụng gì


Nấm linh chi sừng hươu là một loại nấm quý, có nhiều tác dụng như chống béo phì, giúp làm mát gan, chống mệt mỏi, bồi bổ cơ thể và giảm căng thẳng....

Nam-linh-chi-sung-huou
Nấm linh chi sừng hươu có nhiều tác dụng tuyệt vời

Nấm linh chi sừng hươu được tìm thấy ở nhiều quốc gia, hiện nay được trồng nhiều và phổ biến hơn. Tuy nhiên, nấm linh chi sừng hươu Hàn Quốc có chứa nhiều thành phần hóa học cũng như có những tác dụng tuyệt vời hơn cả những loại nấm ở các quốc gia khác.

Tìm hiểu về Nấm linh chi sừng hươu


Đặc điểm:

Nấm linh chi sừng hươu còn được gọi là nấm sừng hươu, thuộc họ nấm linh chi mọc trên thân gỗ. Từ bệ nấm mọc tua tủa ra các nhánh trông giống như sừng của những con hươu vì vậy mới có tên gọi nấm sừng hươu. Chúng thường được tìm thấy tại những cây gỗ ở môi trường khô, lộ thiên.
Cây nấm cao khoảng 50 đến 150cm, tuy nhiên có những cây già có thể phát triển cao hơn mức 150cm. Nấm có mùi thơm đặc trưng và nhìn khá đặc biệt.

Phân bố:

Nấm linh chi sừng hươu là một loại nấm quý phân bố chủ yếu ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc...  và vùng Tây Bắc của Việt nam cũng tìm thấy loại nấm này được thu hoạch hoàn toàn tự nhiên.

Thành phần hóa học:

Nấm sừng hươu có chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe con người như: Germanium, Sterois, Polysacchanride....

Công dụng của nấm sừng hươu


Nấm sừng được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, u, tiểu đường, cao huyết áp...

Chữa tiểu đường: 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là do cơ thể không có đủ isulin, chất Polysacchanride có trong nấm linh chi sừng hươu có thể khiến cho quá trình tiết isulin diễn ra mạnh hơn và hiệu quả hơn có thể khôi phục tế bào tuyến tụy. Từ đó có thể làm giảm đường huyết đáng kể trong máu của người mắc bệnh tiểu đường.

Điều hòa huyết áp: 

Tin vui cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm huyết áp cao là nấm linh chi sừng hươu có thể giúp ổn định huyết áp rất tốt. Các bạn nữ có kinh nguyệt không đều cũng có thể sử dụng nấm linh chi sừng hươu để hỗ trợ điều trị.

Chống ung thư hiệu quả: 

Trong nấm linh chi sừng hươu có một hoạt chất là Germanium, chất này có thể ngăn chặn hiệu quả ung thư cho cơ thể bạn vì nó vừa có thể loại trừ và đồng thời làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó có thể kích thích các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm có ích sản sinh.

Giải độc gan: 

Sterois có trong nấm linh chi sừng hươu có công dụng giải độc gan, làm cho gan không tổng hợp cholesterol, sau đó trung hòa virus. Đồng thời kháng lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh từ đó nấm linh chi mang đến công dụng khá tích cực đối với các bệnh nhân mắc một số bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

Tổng hợp những tác dụng tuyệt vời của Nấm sừng hươu:


  • Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị và làm giảm tác hại của các tác nhân ung thư
  • Nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa được nhiều loại bệnh thông thường
  • Giảm cholesterol, chống xơ cứng thành động mạch.
  • Ổn định đường huyết, trợ giúp quá trình tạo glycogen, tăng cường oxy hóa axit béo,
  • Làm giảm quá trình oxi hóa, ngăn ngừa nếp nhăn
  • Khôi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, hoặc sau các ca mổ.  
  • Đối với người già và người lớn tuổi: Loại bỏ triệu chứng hay đi tiểu đêm, đem lại trí nhớ tốt, tăng thính lực, hỗ trợ tốt cho người hay bị rối loạn tiền đình.
  • Tốt cho người suy nhược cơ thể, kén ăn, da khô sần ở đàn ông, tóc mọc ít, khó tiêu hóa, nám da ở phụ nữ… và điều trị các bệnh của phụ ở thời kỳ mãn kinh.
  • Giúp làm ổn định huyết áp ở người thấp huyết áp và cao huyết áp và làm giảm cholesterol sau 2 tháng sử dụng.
  • Giúp thải độc, mát gan, chống ngộ độc chì, kim loại nặng và ngăn ngừa dị ứng.
  • Làm đẹp da ở phụ nữ, ngăn ngừa béo phì… Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, làm da dẻ hồng hào tràn đầy sức sống, ngăn ngừa các bệnh ngoài da như mụn nhọt và dị ứng…

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

7/11/18

Cách chữa bệnh gút bằng cao dây gắm

Cao dây gắm là gì


Cao dây gắm là cao được làm từ một loại thảo dược miền núi có tên là dây gắm. Cao dây gắm được biết đến như khắc tinh của bệnh gút. Hiện nay bệnh gút được coi là căn bệnh phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng nó mang đến những  cơn đau đớn ở các khớp xương cho người bệnh.

Day-gam-khac-tinh-benh-gut
Dây gắm - Khắc tinh của bệnh gút

Bệnh gút là một căn bệnh mãn tính, không có phương thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn được, việc sử dụng các sản phẩm thuốc Tây y thường để lại những tác dụng phụ khó lường, vì vậy nhiều người tìm đến các sản phẩm Đông y. Tôi xin khẳng định tất cả các sản phẩm thảo dược hiện nay sử dụng để điều trị bệnh gút đều không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, 100%. Sản phẩm Cao dây gắm cũng vậy, tuy nhiên đây là sản phẩm tốt nhất trong các loại thuốc Đông y về chữa bệnh gút. Không chữa khỏi được 100% nhưng cũng phải được 80 – 90%.

Mô tả đặc điểm dây gắm:

Dây gắm còn biết đến với tên là gắm núi, dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn. Dây gắm thuộc họ thân leo trườn hóa gỗ, mọc ở những nơi có độ cao từ 200 – 1200m so với mực nước biển.
Thân cành có tiết diện tròn hoặc bầu dục, có nếp nhăn dọc.

Lá đơn mọc đối có kích thước và hình dạng thay đổi, có thể hình thuôn dài hoặc hình bầu dục, vật liệu phiến lá là da hoặc bán da, dài 10–25 cm, rộng 4 – 11 cm, đầu tù hơi có mũi nhọn.

Hoa mọc từ thân, cành, mùa hoa tháng 5 –  7.

Quả hình bầu dục, dài 1,5 –2 cm, đường kính 1 – 1,2 cm, khi chín có màu nâu hoặc nâu đỏ, mùa quả tháng 8 –  10.

Vỏ cho sợi có thể làm dây buộc.

Hạt ăn được, có thể dùng rang lên hoặc ép lấy dầu.

Kiến thức bản địa ở nước ta chưa thấy ghi chép việc dùng nhựa cây.

Phân bố:

Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp.

Tác dụng của dây gắm


Trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc giải các chất độc như bị sơn ăn, ngộ độc. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét.

Một số tác dụng cụ thể đã được kiểm chứng của dây gắm:


  • Điều trị phong thấp đau nhức xương khớp.
  • Dùng làm thuốc điều trị sốt và sốt rét.
  • Rễ gắm còn được dùng điều trị kinh nguyệt không đều.
  • Hạ axit uric máu, giảm đau, giảm sưng ở cả hai nhóm bệnh gút mạn và gút cấp.
  • Hỗ trợ chữa trị phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (như sơn ăn da, ngộ độc,…).
  • Trị rắn cắn.
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp.

Cách sử dụng dây gắm chữa bệnh gút


Để sử dụng dây gắm chữa bệnh gút và bệnh xương khớp hiệu quả thường các Lương y sẽ nấu dây gắm và cô đọng thành cao. Cao dây gắm có tác dụng tuyệt vời đối với những bệnh nhân bị bệnh gút mãn tính, gút cấp tính. Ngoài ra cao dây gắm còn có thể bảo quản được lâu hơn.

Cách nấu cao dây gắm cũng rất đơn giản

Sau khi thu hoạch, dây gắm được rửa sạch, phơi khô rồi sao lên. Sau đó toàn bộ sẽ được nấu liên tục trong 3 đến 4 ngày để có được cao gắm.

Kết luận


Phương pháp làm cao dây gắm xuất phát từ đồng bào dân tộc Tày ở những ngọn núi cao thuộc tỉnh Yên bái. Đây cũng là đồng bào dân tộc phát hiện ra tác dụng của cao dây gắm đối với bệnh gút qua hàng ngàn năm sử dụng và đúc kết kinh nghiệm.

Tôi cũng đã từng có thời gian được tiếp xúc và sống cùng anh em đồng bào người Tày, cũng được các anh em chia sẻ cho những kinh nghiệm về các loại thảo dược trong đó có cao dây gắm, thần dược của họ. Vì vậy nếu có thắc mắc gì về sản phẩm cũng như tác dụng, cách dùng của Cao dây gắm thì các bạn hãy liên hệ đến Thảo dược miền núi. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của bạn đọc cũng như các Quý khách hàng.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh

Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái

Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303

Website: thaoduocmiennui.com

Email: thaoduocmiennui@gmail.com

5/11/18

Kê huyết đằng và tác dụng của cây dây máu

Kê huyết đằng là gì


Kê huyết đằng là một thảo dược miền núi quý và hiện nay cực hiếm bởi sự khai thác không kiểm soát của người dân đồng bào miền núi. Từ lâu, lái buôn trung quốc đã sang thu mua hàng loạt với một mức giá cao loại thảo dược quý này, vì vậy đến nay số lượng cây dây máu đã giảm đáng kể và có nguy cơ biến mất trên bản đồ những thảo dược quý của nước ta.

Đặc điểm:

Kê huyết đằng là một loại thảo mộc thuộc họ dây leo thân gỗ, có chất nhựa đỏ như máu, ngoài tên gọi thì cây này còn được gọi với các tên như dây bổ máu, cây máu người, huyết rồng, ... công dụng bổ huyết, thông kinh, khỏe gân cốt, chữa đau lưng, nhức mỏi...

Ke-huyet-dang
Kê huyết đằng hay còn gọi là cây dây máu

Lá của cây mọc so le, có 3 lá chét, cuống dài từ 4 đến 10cm, lá có cuống ngắn. Lá có hình trứng, dài từ 8 đến 16cm, rộng từ 4 đến 9cm.

Hoa của cây dây máu mọc ra ở nách lá, hoa có màu vàng hay vàng lục.

Quả của cây Kê huyết đằng là loại quả mọng, có hình trứng, khi chín có màu lam đen, quả mọc thành chùm.

Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Cây đậu quả từ tháng 9 đến tháng 10.

Phân bố:

Cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu…

Thành phần hóa học:

Trong Kê Huyết Đằng có Milletol (Trung Dược Học).

Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa (Dược Liệu Việt Nam).

Tính vị và tác dụng của Kê huyết đằng


Kê huyết đằng có vị đắng, ngọt, tính ôn (Trung Dược Học).

Theo Đông Y, cây dây máu có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm quy vào kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, khư phong.

Dùng để hỗ trợ điều trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Là thuốc bổ huyết tính cường tráng, thích hợp dùng chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, như tay chân và eo lưng gối mỏi đau, tê dại. Còn dùng vào phụ nữ kinh nguyệt không đều, nguyệt kinh bế ngừng, còn có công hiệu hoạt huyết trấn thống.

Dược tính của kê huyết đằng theo Tây y:

Tác dụng lên tim mạch: nước sắc Kê huyết đằng ức chế tim ếch và làm hạ huyết áp nơi chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ.

Tác dụng kháng viêm: Cho uống cồn thuốc Kê huyết đằng thấy có hiệu quả tốt trên chuột: làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde.

Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng chuột thấy có tác dụng giảm đau và an thần.

Tác dụng trên sự chuyển hóa Phosphate: thí nghiệm Kê huyết đằng trên chuột nhắt thấy tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung.

Đối tượng sử dụng kê huyết đằng


Kê huyết đằng sử dụng cho các trường hợp người gầy yếu, suy nhược cơ thể, thiếu máu, da xanh xao, kém ăn. Người khí huyết hư hàn. Người già bị phong tê thấp đau nhức xương khớp. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, tắc kinh...

Kết luận


Kê huyết đằng có rất nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe được cả Đông y và Tây y nghiên cứu, chứng minh và công nhận. Tuy nhiên, khi sử dụng phải theo sự kê đơn, bốc thuốc của các bác sĩ, lương y. Chỉ khi ngâm rượu thì có thể tự chế biến và sử dụng đúng liều lượng quy định.

Hiện nay, trên thị trường thảo dược có rất nhiều các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, đặc biệt Kê huyết đằng thuộc loại cực kì quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Vì vậy, khi mua sản phẩm các bạn phải thật sự chú ý, lựa chọn những nơi cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng.

Các sản phẩm về thảo dược miền núi chuẩn, chất lượng, uy tín, giá cả cạnh tranh nhất các bạn hãy tham khảo tại Thảo dược miền núi.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

2/11/18

Cách sử dụng dây thìa canh chữa tiểu đường hiệu quả

Cách sử dụng dây thìa canh chữa tiểu đường


Dây thìa canh được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, cách sử dụng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dây thìa canh sử dụng sai cách vừa không mang lại hiệu quả vừa làm tổn hại thêm cho sức khỏe.


Cach-dung-day-thia-canh-chua-benh-tieu-duong
Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Vậy sử dụng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường như thế nào là đúng? Tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này ngay bây giờ đây.

Ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ hay Trung quốc, dây thìa canh chủ yếu được sử dụng trong việc chữa bệnh đái tháo đường. Các nước này đã sử dụng dây thìa canh gần 2000 năm qua và nhiều công trình nghiên cứu khoa học của Mỹ, Nhật, Ấn đã khẳng định tác dụng tốt của dây thìa canh đến bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, lạm dụng dây thìa canh hay dùng dây thìa canh sai cách đều dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bởi có đến hơn 300 loại cây dây leo có hình dạng gần giống với dây thìa canh.
Mặt khác, dây thìa canh nếu không được sơ chế đúng cách hoặc dùng sai liều lượng đều không có tác dụng chữa bệnh.

Cách dùng dây thìa canh hiệu quả

Ngoài việc tuân theo liều dùng phù hợp, bạn nên uống dây thìa canh sau khi ăn cơm. Bởi việc uống thảo dược này lúc đói có thể gây hạ đường huyết.

Cách sử dụng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường

Theo tiến sĩ Trần Văn Ơn, sử dụng dây thìa canh giúp ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, thảo dược này còn làm giảm độc tố do thuốc Tây gây ra. Ngoài ra, sử dụng dây thìa canh giúp ngăn ngừa tái phát, biến chứng tiểu đường rất hiệu quả.

Cách dùng dây thìa canh trị bệnh tiểu đường

Lá dây thìa canh đem phơi khô.

Mỗi ngày lấy 10g tán nhỏ và đem sắc với 2 lít nước lấy 1 lít để uống dần trong ngày sau các bữa ăn.
Có thể cho thêm 4 – 5 lát khổ qua để uống cùng.

Sau 2 – 6 tháng sử dụng dây thìa canh đúng cách, bạn sẽ thấy ngay tác dụng của thảo dược này.

Lưu ý: 

Không nên sử dụng quá nhiều dây thìa canh so với liều lượng trên. Uống trên 50g dây thìa canh mỗi ngày có thể gây hạ đường huyết, thậm chí là nguy hại đến tính mạng.

Trong quá trình uống dây thìa canh chữa tiểu đường, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, bạn vẫn cần có một chế độ ăn kiểm soát đường, cholesterol nghiêm ngặt để tránh bệnh diễn biến xấu.

Tìm hiểu về Dây thìa canh


Dây thìa canh còn biết đến với cái tên dây muôi hay lõa ti rừng. là một loài cây thân thảo thuộc chi Lõa ti(Gymnema) họ Apocynaceae, bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ.

Đặc điểm:

Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng.

Thân có lóng dài 8–12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa.

Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô, cuống dài 5–8 mm.

Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15 mm, đài có lông mịn và rìa lông, tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng.

Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới, hạt dẹp, lông mào dài 3 cm.

Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.

Phân bố:

Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ. Dược điển Ấn Độ có ghi lại Dây thìa canh (Tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar) được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh "Nước tiểu ngọt như mật".

Loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006.

Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn - trưởng bộ môn Thực vật - Đại học Dược Hà Nội. Dây thìa canh ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên.

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 (Tên khoa học Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,... Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu. Acid Gymnemic còn ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.

Ngoài ra trong Dây thìa canh còn chứa peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá Dây thìa canh tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.

Kết luận


Như vậy tác dụng chữa bệnh tiểu đường của Dây thìa canh đã được các nhà khoa học hàng đầu thế giới chứng minh. Tác dụng là rất tốt, tuy nhiên phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không thể tùy ý sử dụng theo cảm tính được. Dùng đúng cách sẽ cho kết quả tốt, dùng sai cách sẽ lĩnh hậu quả.

Để tìm hiểu thêm các sản phẩm thảo dược chất lượng, tốt cho sức khỏe thì các bạn tham khảo tại đây.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com