21/11/18

Tác dụng và cách dùng sâm đương quy hiệu quả

Tác dụng của sâm đương quy


Sâm đương quy có nhiều tác dụng như: Bổ khí huyết, chữa các chứng do huyết ứ, huyết hư. Trị các chứng đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, phụ nữ đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, sa tử cung, trĩ xuất huyết, tiêu hóa kém, nhuận tràng....

Sam-duong-quy
Hình ảnh củ sâm đương quy quý hiếm

Sâm đương quy còn được mệnh danh là “Nhân sâm của phái đẹp”, nó có tác dụng rất tốt cho phụ nữ như làm đẹp, trị mụn, giúp săn chắc làn da và đặc biệt tốt cho chị em trong những ngày mệt mỏi của kì kinh nguyệt.

Theo Đông y, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, vào 3 kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, dưỡng huyết, giúp tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa làn da, trẻ hóa cơ thể.

Một số tác dụng cụ thể:

  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản, đương quy được dùng điều trị kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, đau kinh, bế kinh, sa tử cung, chảy máu, phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói đầu, thiếu máu, lao phổi, tăng huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm. 
  • Trị các chứng bệnh xương khớp, tê bì chân tay, đau do ứ máu, chấn thương…
  • Hỗ trợ điều trị trong các chứng bệnh mạch vành, cao huyết áp, ung thư
  • Làm đẹp da cho chị em phụ nữ.

Cách sử dụng sâm đương quy hiệu quả


Chế biến sâm đương quy làm món ăn:

Gà chưng đương quy: Bổ huyết, nhuận tràng, trị đau nhức xương khớp

Nguyên liệu: 

  • Gà ta ngon hoặc gà chạy đồi, núi càng tuyệt vời hơn.
  • Đương quy tươi thái mỏng (Sử dụng bao nhiêu thì thái ngần ấy).
  • Gừng ta 1đến 2 củ.
  • Dầu mè 1 thìa.
  • Rượu trắng ngon 1 cốc nhỏ.
  • Nước sạch đun sôi 2 cốc.


Chế biến:

Gà cắt từng miếng nhỏ vừa ăn, rửa sạch, ướp muối, cho vào thố.

Gừng xắt lát cho vào xào chín với dầu mè. Sau đó cho tất cả vào thố thịt gà cùng với Đương quy tươi cũng đã xắt lát.

Cho rượu trắng, nước đun sôi vào thố có chứa các nguyên liệu trên đem đi chưng cách thủy độ nửa giờ, phải trông coi cẩn thận kẻo lửa to quá lại cháy cả nồi. Đương quy được chưng đủ lửa sẽ có mùi thơm ngát.

Ngoài chưng với thịt gà, thịt bò, thịt dê, thịt heo, ai kiêng thịt hay ăn chay, có thể dùng đậu phụ, các thứ nấm và các thứ đậu khác tùy thích để thay thế.

Canh đương quy đuôi bò: Dưỡng tâm, ích thận, cường gân tráng cốt, phù hợp với những người thận hư đau lưng, liệt dương, yếu sinh lý.

Nguyên liệu:

  • Đuôi bò 1 cái.
  • Đương quy 200 – 250gram.


Chế biến:

Rửa sạch sâm đương quy, đuôi bò cạo sạch lông sau đó mang đi rửa sạch, chặt đoạn nhỏ, nấu cùng với đương quy, nấu đến khi đuôi bò gần mềm thì cho Đương quy vào hầm đến khi chín nhừ, nêm gia vị vừa miệng thì mang ra sử dụng. Canh đuôi bò rất tốt, sử dụng cả phần canh và phần đuôi bò sẽ mang lại tác dụng tuyệt vời.

Thịt dê nấu đương quy: Trị chứng đau bụng sau sinh, bổ huyết, ôn trung, an thần và giúp phục hồi sức khỏe tuyệt vời

Nguyên liệu:

  • Thịt dê 500g
  • Đương quy tươi 100g
  • Rượu gạo 1 chén nhỏ


Chế biến:

Thịt dê luộc trong nước sôi để loại sạch mùi tanh, rửa lại để ráo. Gừng rửa sạch, dùng lưỡi dao đập dập rồi thái lát, Đương quy rửa sạch để ráo.

Cho thịt dê, đương quy, gừng vào thố, đổ ngập nước, đun sôi bùng lên rồi hạ lửa nấu tiếp khoảng 40 phút.

Nêm muối, rượu gạo và gia vị, chờ thấm đều là được.

Tìm hiểu về Sâm đương quy


Sâm đương quy còn được biết đến với nhiều cái tên: Tần quy, Tần hoàng quỳ, Sâm quy đá.... Là một loại cây thuộc họ nhân sâm, giá trị cao về mặt dinh dưỡng nhưng có giá thấp hơn nhiều lần so với các loại nhân sâm khác.

Trong Đông y Sâm Quy đá được mệnh danh là “Nhân sâm của phụ nữ” loại sâm này đứng đầu trong các thảo dược về làm đẹp.

Đặc điểm:

Đương quy là loại cây thân thảo sống nhiều năm, cao từ 40 - 80cm. Rễ rất phát triểnvới chiều dài khoảng 20cm. Đường kính của dễ khoảng 0,3 – 3,5 cm có màu nâu nhạt và có nhiều nếp nhăn dọc theo thân rễ.

Rễ dài gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 - 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 - 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu.

Thân hình trụ, màu tím có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần, cuống dài 5 - 10cm, có bẹ to ôm thân, lá chét phía dưới có cuống dài, các lá chét ở ngọn không cuống.

Cụm hoa của cây bao gồm các tán nhỏ tỏa đều ra dạng hình cầu. Cụm hoa tán kép gồm 12 - 36 tán nhỏ dài ngắn không đều, hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt, đây là loại cây khá dễ để nhận biết với hoa nở thành chúng giống như những bông pháo hoa.

Phân bố:

Sâm đương quy là loài cây phát triển ở vùng núi cao trên 1500, nơi khí hậu ẩm mát.

Đa số được tìm thấy ở các tỉnh ở phía Tây Bắc như: Sapa (Lào Cai), Mù Cang Chải ( Yên Bái ), Vân Hồ ( Sơn La ), Tủa Chùa ( Điện Biên ), Tam Đường ( Lai Châu ) và các tỉnh khu vực Tây Nguyên như: Ngọc Lĩnh ( Kontum ), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).

Thành phần hóa học:

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, cây Sâm đương quy có chứa chất Collagen Teana C1, đây là 1 chất cực kỳ quan trọng giúp tăng cường hoạt huyết, sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng của tuyến vú, làm gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể cũng như giúp cho da và các tế bào khỏe mạnh.

Ngoài ra nó còn chứa nhiều hợp chất quý như:

Ligustilid trong tinh dầu có tác dụng: Làm tăng tuần hoàn máu.

N-butylphtalid có tác dụng: Chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính.

Polycacharid có tác dụng: Tăng cường miễn dịch và ức chế khối u.

Coumarin có tác dụng: Hoạt huyết.

Phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp.

Acid hữu cơ ferulic có tác dụng: Ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.84.0246 – 0986.88.0303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét