14/11/18

Cách sử dụng lá khôi tía chữa bệnh hiệu quả

Cách sử dụng lá khô tía


Lá khôi tía là một thảo dược có vị chua, tính hàn có tác dụng bình can, giảm can khí uất (Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh dạ dày). Trong Đông y có rất nhiều cách sử dụng lá khôi tía chữa bệnh hiệu quả, có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.

Cach-su-dung-cay-khoi-tia
Cách sử dụng cây khôi tía chữa bệnh dạ dày cực hiệu quả

Dưới đây là một số cách sử dụng lá khôi tía chữa bệnh:

Cách 1: Sử dụng độc vị

Lá khôi tía rửa sạch phơi khô, mỗi ngày sử dụng 40 – 80g, sắc nước uống chữa đau bụng, giúp trung hòa dịch vị và lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Cách 2: Kết hợp các vị thuốc khác

Bài thuốc 1:

  • Lá khôi tía: 60g
  • Lá khổ sâm: 12g
  • Bồ công anh: 40g
  • Nước sạch: 1,5 lít

Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi sắc trong 30 phút. Sử dụng làm 3 lần trong ngày và dùng trước lúc ăn cơm 30 phút. Nên uống nóng vào buổi sáng sẽ giúp diệt vi khuẩn HP hiệu quả nhất (Loại vi khuẩn gây nên chứng bệnh viêm loét dạ dày).

Bài thuốc 2: 

  • Lá khôi tía: 10g
  • Nhân trần: 12g
  • Bồ công anh: 10g
  • Chút chít: 10g
  • Lá khổ sâm: 12g

Tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột, mỗi ngày sử dụng 30g với nước sôi để nguội.

Bài thuốc 3:

  • Lá khôi tía: 25g
  • Ô tặc cốt: 15g
  • Thảo quyết minh: 20g
  • Mẫu lệ: 20g

Mang tất cả các vị thuốc bên trên đi sao vàng hạ thổ rồi tán thành bột mịn, trộn đều, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 muỗng nhỏ cafe.

Tác dụng: 3 bài thuốc trên dùng để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đầy bụng chướng hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị.

Bài thuốc 4: 

Lá khôi tía dùng với lá Vối, lá Hòe nấu nước tắm hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.

Bài thuốc 5:

Đồng bào người Dao đỏ dùng rễ cây khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết hoặc dùng sắc uống điều trị kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

Cây khôi tía là gì


Cây khôi tía hay còn gọi là độc lực, đơn tướng quân, lá khôi, cây khôi nhung có tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitard, họ Đơn nem (Myrsinaceae). Đây là loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, mọc dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh ở độ cao từ 400 đến 1000 m.

Đặc điểm:

Cây khôi tía là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cây cao khoảng 1,5 - 2m, có thân mảnh, nhẵn, ít phân nhánh, có nhiều vết sẹo màu xám do lá rụng để lại. Lá thường tập trung ở ngọn, mọc so le, dài 15 - 30 cm, rộng 6 - 8cm, mép lá có khía răng nhỏ, cả hai mặt lá thường có lông mịn như nhung (nên mới được gọi là khôi nhung). Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 8 - 15cm, hoa màu hồng tím. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ. Cây thường ra hoa vào tháng 5 - 7, mùa quả chín khoảng tháng 8 - 10.

Phân bố:

Cây khôi tía được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh miền núi nước ta như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình...

Thành phần hóa học:

Thành phần hoá học chính là Tanin và Glucosid.

Công dụng


Tanin và glucosid có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Vì vậy mà lá khôi tía được ứng dụng trong điều trị dạ dày tá tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng...

Kết luận


Hiện nay trong các sản phẩm thảo dược thì Cây khôi tía là sản phẩm chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất. Đặc biệt trong quá trình sử dụng lá khôi tía không xảy ra bất kì tác dụng phụ nào.

Mọi thông tin về các sản phẩm thảo dược miền núi chất lượng cao, uy tín, đảm bảo, mời quý bạn đọc liên hệ đến địa chỉ bên dưới.

Liên Hệ Mua Hàng


Nguyễn Anh Vinh
Ngõ 357 – đường Bảo Lương – tổ 26 – phường Yên Ninh – Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0912.840.246 – 0986.880.303
Website: thaoduocmiennui.com
Email: thaoduocmiennui@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét